Trang

Vietnam holds 2nd workshop on East Sea



International scholars at the first workshop in Hanoi last year.

November 11, 2010


Nearly 70 international scholars arrived in HCM City on November 10 to attend an international workshop on the East Sea from November 11-12.

The workshop entitled “East Sea: Cooperation for Security and Development in the Region” attracts scholars from member states of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), China, Australia, Canada, India, Japan, South Korea, the USA and some European countries.


Scholars will assess the significance of the East Sea in the region, review the recent happenings in the East Sea and their impact on security and development in the region and promote cooperation in the East Sea for peace and prosperity.



They will consider international laws related to the East Sea conflict, artificial islands and their influence on conflicts in the East Sea as well as seek legal solutions for China’s U-shaped border in the East Sea.


China’s amendment of its statement to view the East Sea as its core interest and the greater involvement in the region will be also discussed.



The workshop will consider the role of the East Sea in cooperation in East Asia and will of particular significance because the East Asia Summit has been extended with the participation of the US and Russia. Topics of interest include the impacts of recent tensions on regional security and prosperity, the influence of reports on the continental shelf on statements of sovereignty in the East Sea, the building of trust and promoting cooperation, and the development of the Code of Conducts in the East Sea.


This is the second international workshop on the East Sea held in Vietnam by the Institute for International Relations and the Vietnam Bar Association.


The first workshop was organized last year in Hanoi with the participation of over 50 Vietnamese and international scholars.


Phuong Loan

Mỹ hay Tàu, ta chọn bên nào

Đối với dân tộc Việt Nam ta đừng tưởng rằng lãnh thổ nhỏ thì làm nước nhỏ, hãy xem Nhật, Nam Hàn, Mãlai, Singpore, Indonesia. Lớn hay nhỏ bao nhiêu? Sức mạnh của họ như thế nào?

Còn Trung quốc lớn bao nhiêu? Cũng phải thua cho tinh thần dân tộc của tổ tiên ta. Vì thế, hởi các thanh niên trong nước, đừng nghe những lập luận "dân nhiều nên nước yếu" cái đó chỉ áp dụng cho 1.3 tỷ ngườ Trung Quốc nghèo vì cái lối lỗ mảng, mất lịch sự, lưu manh nhưng bản chất đông á bịnh phu của họ, đừng tưởng rằng chí khí quân đội của họ mạnh bạo nhưng linh hồn và thể xác của chúng rất lo sợ. Họ sợ VN hợp tác với thế giới. Vì VN hợp tác với thế giới tốt đẹp thì đất nước họ sẽ bị đẩy lùi 2 thế kỷ. Lúc mà đất nước to lớn, và con người lớn to của họ bị Nhật, Anh, Tây Bang Nha, Thổ Nhĩ chia rẽ. Họ lớn và mạnh là tại vì đảng và nhà nước Việt nam nói họ lớn và họ mạnh.

Nước Mạnh nói đến Quốc Phòng là tân trang vũ khí, mở rộng lãnh hải
Nước Yéu nói đến Quốc Phòng là bảo vệ tổ quốc để lãnh thổ, lãnh hải không bị nước mạnh xâm phạm.
Đảng cộng sản quốc tế nói đến Quốc Phòng là xâm lược nước láng giềng bằng mỹ từ anh em, môi hở răng lạnh khấn khích nhau, nhưng cũng điệt nhau.
Mỹ nói đến Quốc Phòng là phát triển kinh tế toàn cầu, đôi bên đều có lợi, tự do đu học, tự do đi lại, tự do làm ăn và sống những cái tốt nhất, đẹp nhất, hay nhất, và an ninh quốc tế.

Khác chổ nào? Mỹ nói được làm được. Cộng sản nói được, nhưng làm không được.

PTTNDC

Dân Bản

Dân Lập, Dân Quyền, Dân Trị, Dân Sinh, Dân Đạo

Muốn cứu dân - cho dân nói lên lập trường, do dân.
Muốn dân có lập trường - cho dân quyền tự vệ, do luật.
Muốn dân có quyền tự vệ - cho dân sức mạnh từ các thế lực đấu tranh chính trị, vì dân.
Muốn dân có sức mạnh chính trị - cho dân no dân tự do làm ăn kinh tế, dân giàu.
Muốn dân giàu - tất cả mọi thế lực tổng thể từ tài nguyên đất nước đến trí tuệ, phát minh và thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều phải từ phát sinh đến kết quả phải theo đạo phục vụ con người là chính yếu, phải cho dân tôn giáo, giáo dục, và tự do phát triển.

Muốn làm năm việc trên.
Dân tộc Việt nam ta cần đấu tranh liên tiếp không ngừng. Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, bảo vệ dân bản, bảo vệ sức cạnh tranh của dân tộc với thế giới. Ba việc này cần phải được hợp tác thi hành bởi toàn dân, mọi đảng phái đấu tranh, quân đội, và cảnh sát. Dân lo xây dựng cho nước giàu mạnh, đảng phái xây dựng chính đạo quốc gia, quân đội bảo vệ tổ quốc, cảnh sát bảo vệ toàn dân. Muốn bảo vệ cho sự phát triển này được thành công, sự hợp tác tổng thể của bốn thế lực dân, đa đảng, quân đội, cảnh sát mới được gọi là công việc quốc phòng.

Quốc Phòng, là nhiệm vụ của toàn dân, toàn đảng để bảo vệ quyền lợi của toàn dân, tài nguyên quốc gia, vị thế chính trị kinh tế và sự vẹn toàn từ lãnh thổ, lãnh hải, tới không gian của tổ quốc Việt nam.

Mọi đảng phái và nhà nước cũng lập ra bởi dân để bảo vệ quyền lợi cho tổ quốc và toàn dân, chứ không để dùng các thế lực bảo vệ cho riêng bất cứ tập đoàn độc tài nào cả, kể cả các tập đoàn tài phiệt (corporations) hay đảng cộng sản Việt Nam và ngoại bang Trung cộng.

Quốc phòng bị yếu thì nước bị xâm lược, dân nghèo khổ, thế chính trị và kinh tế của tổ quốc trên trường quốc tế cũng không được tôn trọng, không được đầu tư hợp tác tốt đẹp, dân bị nghèo là do sự ảnh hưởng quyền lợi của dân và tổ quốc bị nhà nước tổ quốc ta thi hành trật đường.

Để biết trật hay trúng?
Dân có được thi hành tốt đẹp về quyền tự do hội tụ để nói lên lập trường chung không? Dân có được tự do biểu tình không?
Dân có được luật pháp bảo vệ khi bị các thế lực nhà nước, đảng phái, quân đội, công an đàn áp không? Dân có được sức mạnh tự vệ không?
Dân có đủ sức mạnh chính trị không?
Dân có được tự do làm ăn, và khả năng lo cho nếp sống già đình, giáo dục, sức khỏe, bảo vệ tài sản và các nhu yếu cần thiết nhất không?
Tài nguyên tổ quốc có bị xâm phạm không?
Các thế lực có tổ chức bảo vệ dân và lãnh thổ tổ quốc hữu hiệu không?
Các thế lực và toàn dân có hợp tác không?

Nếu như dân và lực không được cân đối, hợp tác, đất nước không được phát triển. Nhiệm vụ của dân và lực là tùy yếu mạnh giưa các phía để hợp tác cạnh tranh. (Check and balance). Duyệt xét và quân bình nhau là nhiệm vụ chính yếu của tống thể.

Khi được duyệt xét và quân bình sức mạnh quốc gia, thì quốc phòng được phát triển.

Khi quốc phòng được phát triển. Thì sức mạnh của tổ quốc và dân tộc ta mới có uy thế làm cho thế giới nễ phục và cộng tác mạnh. Đó cũng là giai đoạn cần thiết.

Đất nước ta hiện nay chưa được phát triển quân bình, nên thế giới lo sợ cho chính họ, vì thế họ cũng không đầu tư hợp tác kinh tế lâu dài, dân mất cơ hội làm ăn phát triển. Lý do là nhà nước và dân không được quân bình thế lực, sức mạnh tổng thể từ đó suy yếu.

Vì suy yếu nên:
Đảng cộng sản sợ mất quyền, nên họ đàn áp dân
Đảng cộng sản lo đàn áp dân, nên dân không được phát triển, dân không được công an và quân đội bảo vệ thật sự
Công an lo bảo vệ đảng CS không bảo vệ dân, quân đội bị đảng cộng sản hợp tác cùng đảng cs Trung Quốc bị chế ngự nên họ cũng không được độc lập phát triển
Vì quân đội không được độc lập, nên cả dân và tổ quốc bị xâm chiếm

Đó là tình thế hiện tại đang xãy ra với toàn dân, ngư dân, và lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.

Hãy nhìn lại vấn đề tổng thể dân bản nói trên đây mà xét lại bản chất của mình. Lực nào trật, lực khác đứng lên hợp tác để quân bình hoặc thay đổi. Tất cả chỉ vì sự vẹn toàn lãnh thổ và hạnh phúc của toàn dân tộc Việt Nam. Mục đích chính của mọi công cuộc giải phóng là duyệt xét và quân bình để phát triển Quốc Phòng.

Hồng Đức

Bà Clinton họp với ngoại trưởng 4 nước vùng hạ lưu sông Mekong

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước vùng hạ lưu sông Mekong, Hoa Kỳ đã cho công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ

Thứ Hai, 02 tháng 8 2010
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
Hình: US State Department

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói, “Hoa Kỳ đang trở lại Đông Nam Á, và Hoa Kỳ hợp tác trọn vẹn với các đối tác trong khu vực này trong một loạt những thách thức đang đe đọa mọi người.”

Mới đây tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã gặp ngoại trưởng các nước Thái Lan, Kampuchia, Lào và Việt Nam. Cuộc họp của 5 nước diễn ra trong khuôn khổ của chương trình hợp tác vùng hạ lưu sông Mekong, gọi tắt LMI.

Chương trình LMI được đề ra vào tháng 7 năm 2009 để cải tiến sự hợp tác trong các lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đó đến nay, 5 nước đã tìm cách hợp tác trong các lĩnh vực này và xây dựng các lĩnh vực đó dựa trên những lợi ích chung.

Quả thực đã có tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường. Tháng này đánh dấu việc chính thức khởi động sự hợp tác “kết nghĩa” giữa Ủy ban Sông Mekong và Ủy ban Sông Mississippi của Mỹ, nhằm giúp cải thiện việc quản lý các nguồn nước xuyên biên giới trong khu vực hạ nguồn sông Mekong.

Hoa Kỳ sẽ tiến hành một chương trình kéo dài 3 năm nhằm giúp 4 nước ở cuối sông Mekong triển khai các chiến lược nhằm đối phó với tác động do khí hậu biến đổi gây ra cho các nguồn nước và an ninh lương thực.

Trong lĩnh vực y tế, viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước ở cuối sông Mekong trong khuôn khổ của chương trình LMI tổng cộng sẽ vượt quá 147 triệu đôla trong năm 2010 và tập trung vào việc đối phó với những đại dịch có thể xảy ra.

Chương trình đối phó với các đe dọa này sẽ giúp xác định sớm và đối phó với những đe dọa mới xuất phát từ động vật, gây ảnh hưởng đến sức khỏe quần chúng.

Chương trình này sẽ giúp đào tạo các chuyên viên y tế và thú y phát hiện, truy tầm, và khống chế dịch bệnh bộc phát.

Chương trình LMI sẽ có thêm ngân khoản để giúp theo dõi, truy tầm những loại thuộc thiếu tiêu chuẩn hoặc giả mạo, và lập ra một mạng lưới khu vực để phát hiện loại sốt rét nào đã lờn thuốc.

Viện trợ hiện nay của Hoa Kỳ trong lĩnh vực HIV/AIDS đã giúp phòng chống, chăm sóc và trị liệu cho hơn 2 triệu người khắp khu vực sông Mekong, góp phần làm giảm bớt 50% mức lây lan HIV/AIDS tại Kampuchea, cung ứng các loại thuốc đặc trị giúp duy trì mạng sống, và những trợ giúp khác, trị giá 90 triệu đôla tại Việt Nam; và tại Thái Lan, chương trình này yểm trợ cho kế hoạch thử nghiệm lâm sàng lớn nhất tính cho tới nay để tìm một loại vắcxin có thể vừa an toàn vừa hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HIV.

Vẫn theo chương trình hợp tác vùng hạ lưu sông Mekong, Hoa Kỳ cung ứng 18 triệu đôla viện trợ trong lãnh vực giáo dục, nhằm thực hiện các chương trình giúp người dân các vùng quê nghèo được tiếp cận Internet nhiều hơn.

Và với chương trình Khách Quốc Tế dành cho các chức vụ lãnh đạo, các chuyên viên trong 4 nước vùng hạ lưu sông Mekong có thể đến Mỹ để học hỏi từ những chuyên viên Mỹ cùng ngành nghề.

Thêm vào đó, các chuyên viên của Thái Lan, Kampuchia, Lào và Việt Nam có thể dành được học bổng để học hỏi và cải tiến khả năng Anh ngữ.

Như lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nói: “Hoa Kỳ đang trở lại Đông Nam Á, và Hoa Kỳ hợp tác trọn vẹn với các đối tác trong khu vực này trong một loạt những thách thức đang đe đọa mọi người.”

*Bài xã luận "Ngoại trưởng Clinton họp với Ngoại trưởng 4 nước vùng hạ lưu sông Mekong" phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Thái độ PHI CHÁNH TRỊ của người Việt hải ngoại

NHÂN LỄ GIỔ GS. NGUYỄN NGỌC HUY:


MỘT VÀI NHẬN ÐỊNH VỀ
quan niệm và thái độ PHI CHÁNH TRỊ của người Việt hải ngoại
cùng công cuộc đấu tranh cho một nước
VIỆT NAM TỰ DO - DÂN CHỦ hiện nay

Nguyễn Thế Phong

Tôi là một kẻ hậu sinh, không có được cái diễm phúc diện kiến hay chính tai nghe được những gì Gs Nguyễn Ngọc Huy đã nói hoặc trình bày. Tuy nhiên như hàng triệu triệu những sinh viên học sinh và thanh niên khác của VN, tôi đã thổn thức và dâng trào lòng yêu nước, tự hào về di sản và sự hy sinh của hằng ngàn thế hệ cha ông cho sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ qua những vần thơ và tấm gương tận tuỵ, mẫu mực, khiêm tốn và tận hiến vô bờ bến cho dân tộc và đồng bào của giáo sư.

Từ sự kính phục đó, tôi đã tìm hiểu nhiều hơn về tinh thần, học thuyết và những di cảo mà giáo sự Huy đã để lại. Những di sản và công trình nghiên cứu quý giá mà GS để lại đã giúp rất nhiều cho những người hậu sanh như chúng tôi để hiểu và xử dụng trong nỗ lực giải quyết những bài toán hóc búa mà dân tộc VN và cộng đồng người Việt hải ngoại đã và đương phải đương đầu.

Một trong những bài toán ấy là một câu nói, một quan niệm và môt hiện tượng đã xãy ra truớc năm 1975 và càng ngày càng phổ biến hiện nay trong cộng đồng ngưòi Việt tỵ nạn hải ngoại của một số tổ chức tôn giáo, từ thiện và văn hoá, văn nghệ hoặc cá nhân cho rằng: “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi chỉ làm từ thiện, tôn giáo hay văn hoá văn nghệ chứ không làm chánh trị” hay “ Không nên đem chính trị vào tôn giáo, từ thiện, văn nghệ văn hoá v.v..” và “Tôi/chúng tôi/ tổ chức của chúng tôi là một tổ chức phi chánh trị” để từ đó không tham gia vào hay đứng ngoài các sinh hoạt hay nỗ lực chống Cộng, tranh đấu dân chủ nhân quyền hay lên án CSVN của cộng đồng người Việt hải ngoại, thậm chí có người và tổ chức còn cho rằng việc tiếp xúc, thương lượng, đối thoại, kể cả việc ca ngợi nhà cầm quyền CSVN của mình hay tổ chức mình là một điều cần hoặc đáng làm vì nhu cầu nhân đạo, văn hoá, văn nghệ hay tôn giáo.

Là một vị giáo sư lỗi lạc và uyên thâm về chánh trị thế giới cũng như chánh trị VN, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã nhìn ra và phân tách một cách tỉ mĩ những nguyên nhân đưa đến tình trạng và quan niệm sai lạc về chánh trị và hoạt động chánh trị này của người Việt cách đây 4, 5 thập niên. Thể theo giáo sư, để hiểu và phân tách một cách đúng đắn về thực trạng này việc đầu tiên mọi người cần phải biết đó là: Ðịnh Nghĩa của 2 chữ Chánh Trị: "Chánh Trị" là gì, trước khi bàn và phân tách về những thái độ và quan niệm “Phi Chánh Trị” của người VN không Cộng Sản.

Trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư đã sơ lược qua những định nghĩa từ Âu đến Á về hai chữ “chánh Trị” mà theo ông thì nhiều người dân Việt, ngay cã một số nhà lãnh đạo quốc gia trước đây đã không hiểu rỏ và thấu đáo. Thể theo giáo sư việc hiểu cho đúng đắn về chánh trị là gì là bước đầu căn bản trong việc quyết định về thái độ và quan điểm chánh trị của mỗi cá nhân đối với quốc gia và dân tộc. Giáo sư cũng cho thấy bên cạnh việc không hiểu rỏ thấu đáo ý nghĩa của hai chử chánh trị hay hiểu sai lạc về chánh trị ấy, những kinh nghiệm chánh trị của người dân miền Nam VN trong hai nền đệ I và đệ II Cộng Hoà và sự cấm đoán, độc tài đảng trị của CSVN ở miền Bắc và sau năm 1975 đã khiến cho nhiều người chán nản, coi thường, không muốn dính líu đến hay thậm chí còn sợ hay chống những gì mà họ cho là chánh trị hay liên can đến chánh trị.

Để giúp cho người đọc hiểu rỏ ý nghĩa của danh từ “chánh trị”, giáo sư trình bày về định nghĩa chánh trị của người Trung Hoa thời cổ. Trong Hán văn chử “Chánh” bao gồm hai chữ gộp lại đó là “ngay thẳng” và “hành động”. Nói một cách khác là làm cho ngay thẳng. Chử “Trị” mang ý nghĩa chửa trị bệnh, về sau chử này được mỡ rộng nghĩa ra để chỉ việc trừng trị để loại bỏ những phần tử xấu xa cho xã hội được lành mạnh. Như thế theo nghĩa gốc thì “chánh trị” nói chung là việc làm cho xã hội được ngay thẳng và lành mạnh. Kế đến GS dẫn chứng cho thấy người Tây phương ngày xưa cũng đã có chung một quan điểm với Á châu qua đó họ cho rằng: “Chánh trị là sự điều khiển ngay thẳng nhiều gia đình và những gì chung của những gia đình ấy với một quyền lực chủ tể”.

Theo giáo sư, nếu hiểu được ý nghĩa của chánh trị như thế thì chúng ta thấy chánh trị, có thái độ chánh trị, có tiếng nói chánh trị và có hành động chánh trị là một điều đáng kính và đáng làm, hữu ích và quan trọng cho sự sống còn của xã hội nhơn loại, không có gì là xấu cã!! và mọi người trong xã hội – không phân biệt là kẻ tu hành hay giáo dân, già hay trẻ, giàu hay nghèo, nam hay nữ, đảng phái hay không đảng phái- ai cũng đều có quyền, có bổn phận và nên đóng góp và LÀM CHÁNH TRỊ cho xã hội, dân tộc, quốc gia trở nên ngay thẳng, công bằng, nhơn vị nhơn quyền được tôn trọng và tốt đẹp hơn.

Vì nhiều người đã hiểu sai hay bị hướng dẫn, tuyên truyền, nhồi sọ, đe doạ, cấm đoán và nhập tâm bỡi những thế lực hay ngay cã bỡi sự suy diễn sai danh từ chánh trị trong một thời gian dài trong xã hội VN theo nghĩa tiêu cực, hạn hẹp và một chiều như:

- Chánh trị là việc xử dụng quyền lực quốc gia , chánh trị là đồng nghĩa với chánh phủ và chánh quyền
- Làm chánh trị là tranh giành quyền lợi, địa vị hay có thủ đoạn lưu manh
- Làm chánh trị là muốn cầm quyền,
- Chánh trị là việc riêng của những người cầm quyền, không phải là chuyện của người dân thường, không nên dính vào để tránh phiền phức v.v…

Nên nó đã đưa đến tình trạng hễ nhắc đến chử “làm chánh trị” là đại đa số người Việt - có học cũng như không có học, có địa vị cũng như không có địa vị, tham gia đảng phái hay không đảng phái, thành thị cũng như thôn quê - đều bị dị ứng, nghĩ hoặc hiểu lầm là muốn làm chánh quyền, muốn tham chánh, là phe nhóm, là tranh giành, là thủ lợi chứ không còn phải là “LÀM/THAM GIA/ĐÓNG GÓP/LÊN TIẾNG HAY GÓP PHẦN CẢI THIỆN CỘNG ĐỒNG, XÃ HỘI, QUỐC GIA CHO TỐT ĐẸP, CÔNG BẰNG VÀ NHƠN VỊ HƠN” như nó đáng lý ra phải được hiểu nữa.

Nếu hiểu cho đúng như những gì GS Huy đã định ngĩa thì làm chánh trị đâu phải là bổn phận hay vai trò duy nhất và độc tôn của một đảng phái hay một phe nhóm nào, nó càng không phải chỉ là của chánh quyền hay ai muốn ra cầm quyền mà là BỔN PHẬN THIÊNG LIÊNG CỦA MỘT CÔNG DÂN, MỘT PHẦN TỬ TRONG XÃ HỘI VÀ QUỐC GIA bất kể người đó là ai và ở vị trí nào kể cã tôn giáo. AI CŨNG CÓ QUYỀN VÀ CÓ BỔN PHẬN CÓ THÁI ĐỘ CHÁNH TRỊ, NÓI VỀ CHÁNH TRỊ VÀ LÀM CHÁNH TRỊ vì chánh trị không có nghĩa và không đồng nghĩa với nắm quyền hay chánh quyền.
Nhìn lại lịch sữ cận đại của xã hội VN, chúng ta có thể hiểu được phần nào lý do tại sao những quan niệm sai lạc về “hành động chánh trị” nêu trên đã trở thành phổ biến và ăn vào tiềm thức của người VN.

• Đối với người dân sống dưới chế độ CS miền Bắc, danh từ “làm chánh trị” chẳng những bị cấm xử dụng mà còm đem tai hoạ lại cho bản thân và gia đình của người nói vì đảng CSVN và chánh quyền CS tuyệt đối cấm không cho ai làm chánh trị hay bàn thảo về chánh trị.

Là chế độ độc tài, độc đảng toàn trị, họ luôn lo sợ nhơn dân và mọi hành động mang tính cách bàn bạc hay thảo luận về chánh trị. “Có tật giật mình” vì độc tài nên nơi nào có ai tụ tập họ cũng cho là âm mưu lật đổ chánh quyền, là phản động. Vì thối nát, họ bị dị ứng với mọi hình thức hay những cuộc bàn luận về ích nước, lợi dân, tốt đẹp, công bằng và dân chủ. Sống dưới họng súng, ngục tù, đe dọa, theo dõi, rình rập và bắt bớ triền miên, đa số người dân miền Bắc trước 1975 trở thành thụ động, chỉ biết tuân phục để sống còn. Những người đối kháng dám lên tiếng thì bị thủ tiêu hay cầm tù không nương tay như thi sĩ Nguyễn Chí Thiện v.v..

Chữ “chánh trị” vì thế trở thành một danh từ đồng nghĩa với “cách mạng”, “quốc cấm”, “chống chánh quyền” vì thế “chuyên chế, độc tài, đảng trị” và chánh trị thuộc về giai cấp cai trị của đảng chứ không còn là của dân nữa. Những kẽ cầm quyền làm chánh trị thì coi dân còn thua cã con vật, không có một thứ quyền hạn gì ngoài quyền “dạ, vâng” Người dân miền Bác trước 1975, không phải là chán 2 chử “chánh trị” mà là SỢ hai chữ này.

• Ðối với người dân không cộng sản sống dưới chế độ Cộng Hoà miền Nam, danh từ “chánh trị”, tuy được nói đến, bàn bạc và làm một cách tự do, nhưng lại bị nhiều người đồng hoá hay hiểu lầm nó với “có ý tham gia hay tranh giành chức vụ gì đó trong chánh quyền” nói một cách khác làm chánh trị bị coi là đồng nghĩa với “làm chánh quyền hay muốn cai trị”. Trong cã nền đệ I và đệ II Cộng hoà mà người dân miền Nam được hưởng, tình trạng gia đình trị, bè phái, tư lợi, lấn áp cách đảng phái nhỏ hoặc đối lập và tham những bỡi những giới cầm quyền đã khiến cho nhiều người dân miền Nam trước 1975 coi thường hay thậm chí còn khinh khi những gì liên quan đến hai chử “chánh trị” vì nó có vẽ “xôi thịt” quá.

Tuy nhiên, khác với miến Bắc, dưới cã 2 chế độ Cộng Hoà, người dân miền Nam và báo chí vẫn có quyền chỉ trích, xuống đường biểu tình, đã đảo và tự do lập đảng phái chánh trị để ra tranh cữ và chánh quyền các cấp và vào các cơ quan lập pháp và hành pháp mà không sợ bị ở tù hay thủ tiêu. Có nhiều người còn cho rằng người dân miền Nam đã đi quá xa vì không hiểu rỏ chánh trị là gì và giới hạn của chánh trị nằm ở đâu và làm sao để làm chánh trị mà không phương hại đến sự an nguy của quốc gia, đặc biệt là khi quốc gia và chánh phủ đương nhiệm đang phải đương đầu với một thế lực mạnh, lớn và độc tài toàn trị hơn gấp bội phần là CSVN.

Kết quả của hơn 30 năm dưới 2 chế độ tự do của miền Nam là “chánh trị” trở thành một thứ “dirty word” hơn là một điều mà người lớn khuyến khích hay đôn đốc con cháu của mình tham gia vào. Nói một cách khác, là người dân miền Nam VN đã “Chán” chánh trị và bị “Dị ứng” với chánh trị.Vì đại đa số quần chúng miền Nam không được giáo dục, cỗ suý để hiểu được chính xác danh từ và ý nghĩa của 2 chử chánh trị và vai trò đúng đắn mà mọi người, mọi giới cần phải có ( như GS Huy đã làm) nên việc hiểu sai và có thái độ tiêu cực, sai lạc về hai chữ “chánh trị” vẫn còn kéo dài cho đến ngày hôm nay và được CSVN khai thác và lợi dụng tối đa qua hình thức “không làm chánh trị hay phi chánh trị”.
Thể theo GS Huy thì vấn đề then chốt của chánh trị là: việc “làm (Hành) chánh trị” và “Xử dụng Chánh Trị” (cho mục đích gì)?

GS cho thấy có hai loại hành xử chánh trị đó là:

a/ các loại giải pháp và xử thế chánh trị với những hành động khôn ngoan, khéo léo nhưng chánh trực, đạo đức và ngay thẳng nhằm phục vụ quyền lợi chung của cã xã hội hoặc quốc gia đúng như định nghĩa của danh từ “chánh trị”, đó là làm cho xã hội được ngay thẳng, tốt đẹp và lành mạnh hơn kể cã việc loại bỏ những phần tử xấu xa hầu đạt được mục tiêu ấy. Đó là CHÁNH TRỊ.

b/ các loại giải pháp và hành động chánh trị phản đạo đức, bất nhơn bất nghĩa, bất chấp luân thường đạo lý, lấy cứu cánh biện minh cho mọi thủ đoạn lường gạt, dối trá hay phương tiện xấu xa, tàn ác để đạt được mục đích cho quyền lợi tiêng tư, đảng phái hay chủ nghĩa và đặt những quyền lợi này lên trên quyền lợi của đa số quần chúng và xã hội hay đất nước. Đây là TÀ TRỊ chứ không phải là CHÁNH TRỊ

Đây là hai thực tại mà ngưòi bình dân hay gọi nôm na là “vương đạo và tà đạo”

Nhưng muốn thay đổi hay phát triển xã hội cho lành mạnh, dầu muốn hay không, chúng ta cũng đều cần phải có sự tổ chức chung và tập hợp nhân sự c ủa những người hay thành phần đồng chí hướng để điều hành và tham gia ứng cử vào chánh quyền để lãnh đạo hầu đạt đến mục tiêu chung có hiệu quả, công bình và trật tự. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải có các đảng phái, phong trào, đoàn thể và tổ chức để thực thi công tác chánh trị.Với tư cách cá nhân không ai có thể đơn phương làm được chánh trị cho cã xã hội hay quốc gia, vì thế nếu không trực tiếp tham gia vào được thì cũng nên ủng hộ, đóng góp tinh thần hay vật chất vào các sinh hoạt tranh đấu chánh đáng về chánh trị của cộng đồng hay những tổ chức chánh trị nào mà mình cho rằng trong sáng, chánh đạo, thật sự vì nước vì dân hơn là thờ ơ, bỏ mặc hay cho rằng:

Tháp đổ đã có vua xây
Tội gì gái goá lo ngày lo đêm

Hay

Quan có cần nhưng dân không vội
Quan có vội quan lội quan đi

Chính thái độ thờ ơ, bỏ mặc, không hiểu hay không muốn hiểu, không tích cực, không chủ động hay không để ý đến chánh trị và không hành xử bổn phận và quyền hạn đóng góp vào việc chánh trị của mỗi cá nhân sẽ hoặc đã tạo cơ hội cho những phần tử bá đạo lợi dụng tình trạng ấy để thao túng, ra tay nắm lấy hay cướp chánh quyền và tiếp tục cầm quyền gây ra không biết bao nhiêu thảm hoạ cho xã hội, quê hương, dân tộc, tổ quốc và đặc biệt là cho chính bản thân và gia đình của chúng ta. Lúc ấy, có thức tỉnh thì cũng đã quá muộn rồi. Nói một cách khác, “We are deserved for what we have or have not done politically” (“khi nói đến chánh trị, thể chế hay chánh quyền mà chúng ta có là do chính những gì chúng ta đã hay không làm chánh trị ”) hay “ Thành môn thất hoả, uơng cập trì ngư - Cửa thành cháy thì cá dưới ao cũng bị vạ lây”.

Cách đây gần 3 thập niên, trong tập “Tài Liệu Huấn Luyện Trung Cấp - Tập I “ của Liên Minh Dân Chủ VN, giáo sư Huy đã viễn kiến nhận ra được và tỏ ý quan ngại về hệ quả của quan điểm “phi chánh trị” này của người Việt Quốc Gia hải ngoại như sau:

“Đối với người Việt Nam hiện cư ngụ ở quốc ngoại, thái độ phi chánh trị có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó có thể phát xuất từ nhu cầu phải tôn trọng luật pháp của nước trong đó mình cư ngụ bắt buộc mình phải tự chế trong lời nói hay việc làm có liên hệ trực tiếp đến nền chánh trị nước ấy. Sự tự chế này thật sự không ngăn cản người VN thương nước tích cực hoạt động để giúp đỡ đồng bào hay tranh đấu để giải thoát dân tộc mình khỏi ách độc tài của bọn cộng sản Hà Nội. Nhưng thái độ phi chánh trị cũng có thể phát xuất từ ý muốn chối bỏ nguồn gốc Việt Nam của mình và bỏ mặc đồng bào còn đói rách khổ sở trong nước để hoàn toàn hội nhập vào xã hội đã tiếp đón mình. Trong trường hợp sau này, phi chánh trị có nghĩa là chấp nhận cho CSVN cai trị VN mãi mãi. Bỡi vậy, bọn CSVN khi nhận thấy rằng chúng không có hy vọng lôi kéo người VN cư ngụ nước ngoài theo chúng, đã mỡ chiến dịch xúi giục mọi người theo thái độ phi chánh trị. Do đó chủ trương phi chánh trị lại trở thành một hành động giúp cho bọn CSVN duy trì chánh quyền của chúng ở VN”.

Cộng Sản VN hôm nay đang khai thác tối đa những quan điễm sai lầm và tiêu cực này trong cộng đồng người Việt hãi ngoại cũng như người dân ở trong nước để duy trì quyền lực và địa vị độc tôn độc đảng của mình trên dân tộc VN bất kể hậu quả. Một mặt họ tung ra những hình thức bôi nhọ và chia rẽ mọi hội đoàn đoàn thể, cộng đồng đặc biệt là các tổ chức hay đoàn thể hay cộng đồng có uy tín hay khả năng về đấu tranh chánh trị để cho quần chúng hãi ngoại hoang mang, không tin tưởng và xa lánh. Một mặc khác họ khai thác tối đa quan niệm “làm từ thiện, làm đạo, làm văn hoá, làm văn nghệ, làm nghệ thuật là phải không làm chánh trị” để thủ lợi, để tránh bị chỉ trích lên án về những hành vi và chánh sách TÀ TRỊ của họ, đồng thời chia rẽ gây mâu thuẫn giửa cộng đồng người Việt hãi ngoại với những người trẻ, những tổ chức từ thiện và tôn giáo trong cũng như ngoài nước. Nói một cách khác, tiền trợ giúp giảm đói, giảm nghèo thì đảng nhận, đảng cho nhưng nguyên nhân và thủ phạm TÀ TRỊ đưa đến cái nghèo cái đói thì là “chánh trị” không được nói, miễn bàn chỉ nên nhắm mắt, bịt tai làm từ thiện và tôn giáo mà thôi. Vì lên tiếng hoặc có phản ứng là “làm chánh trị”.

Nếu chúng ta không lên tiếng nói cho CHÁNH TRỊ thì chúng đã vô tình cho phép CSVN tiếp tục tạo ra, duy trì và phát triển một thứ KỸ NGHỆ (Industry) TÔN GIÁO và TỪ THIỆN tại VN: một bên thì tiếp tục bỏ tiền của ra để giảm đói, giảm nghèo (CHÁNH), một bên kia thì tiếp tục sản xuất ra nghèo, đói và bất công (TÀ) nhưng bên chánh thì bị chiêu dụ để cho rằng việc GIÚP hay GÓP PHẦN LÊN TIẾNG để TẮT cái máy sản xuất ra nghèo đói không phải là chuyện hay bổn phận của tôi vì tôi “KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ”. Phe điều khiển máy sản xuất ra nghèo đói và bất công chỉ mong có thế!!!
Như đã nói trên, nếu chúng ta hiểu cho thấu đáo và đúng đắn ba chử “làm chánh trị” thì chúng ta càng theo đạo, chúng ta càng theo đuổi những công việc từ thiện xã hội, chúng ta viết lách hay sáng tác VÀ LÊN TIẾNG để cho xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn và hoàn mỹ hơn đều là làm chánh trị rồi đó. Vì làm chánh trị không đồng nghĩa với làm chánh quyền hay tham chánh, mà là lên tiếng, bày tỏ thái độ, có phản ứng, và tranh đấu bảo vệ lẽ phải, công bằng, sự thật và quyền làm người của xã hội, quốc gia và dân tộc như là một bổn phận và nghĩa vụ thiên liêng, bất khả phân ly và bất khả xâm phạm của một con người, nên dù là một tu sĩ hay là một nghệ sĩ, văn nhân hay là một người bình thường không là ai hết chúng ta vẫn có bổn phận LÀM CHÁNH TRỊ và có thái độ, tiếng nói chánh trị đối với chính quền TÀ TRỊ song song với những công việc từ thiện hay tôn giáo hay văn hoá, văn nghệ mà chúng ta đang làm.

Vì thế, đi biểu tình, lên án những hành vi vi phạm nhân quyền, phản đối hành động bán nước của CSVN, lên tiếng chính thức bênh vực cho những quyền lợi căn bản của giáo dân, của người nghèo, cô thế để cho con người và đất nước VN được tốt đẹp và công bằng hơn là LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG NGHĨA, LÀ HÀNH ĐẠO ĐÚNG NGHĨA VÀ LÀM VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ ĐÚNG NGHĨA. Những công việc tốt đẹp và cao cã của chúng ta phải có những điều kiện và giới hạn được đặt ra đối với TÀ QUYỀN CSVN. Nếu cần chúng ta thà không làm còn hơn là mang tội đồng loã hay trợ giúp làm lợi cho bóng tối, tội ác và đi ngược lại với lương tâm.

Cộng sản VN cho rằng ai chỉ trích hay để ý đến việc của “Nhà Nước” là làm chánh trị, nhưng đi theo, ủng hộ và tùng phục Đảng CS thì lại không là chánh trị. Đảng CSVN chỉ mong mọi người tiếp tục nghĩ rằng hễ đã làm đạo, từ thiện, văn hoá, văn nghệ thì không thể có thái độ, lập trường và lên tiếng về chánh trị và quốc sự. Hoà thượng Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, các nhà văn đang bị bắt bớ, giam cầm trong nước đã và đang là những tấm gương cho thấy thế nào là làm chánh trị trong khi vẫn làm trọn vẹn vai trò tôn giáo, văn sĩ của mình. Xin đừng để TÀ QUYỀN và TÀ TRỊ CS tiếp tục lừa gạt và diễn giải sai lạc vai trò và quyền hạn CHÁNH TRỊ của chúng ta một lần nữa.

Xin Giáo sư linh thiêng soi sáng và phù hộ cho người Việt hãi ngoại và trong nước tinh thần và trí tuệ minh mẫn để nhìn ra thủ đoạn “Phi Chánh Trị” này của CSVN đễ sớm đoàn kết và quang phục quê hương.

Nguyễn Thế Phong
Melbourne, 31-7-2010

Chinese Business Mogul Sentenced to Prison

By MICHAEL WINES
Published: May 18, 2010
New York Times

BEIJING — A high-school dropout who built the Chinese home appliance chain Gome into a multibillion-dollar empire was sentenced to 14 years in prison on Tuesday after being convicted of insider trading, bribery and other crimes, government prosecutors reported.

The conviction of the former chairman, Huang Guangyu, was among the most significant in a string of recent business-related corruption trials that have brought down top officials in China’s oil and nuclear power industries and felled other executives in the airline, beverage, cellphone and securities businesses, among others.

Prime Minister Wen Jiabao has demanded a crackdown on corruption, saying bluntly in March that it threatened the Communist Party’s continued hold on power.

Although prosecutions have increased, many analysts say investigations remain spotty, and their targets are often chosen for political reasons.

Mr. Huang’s sentencing officially closed a spectacular rise-and-fall saga that had led the Chinese press in 2008 to crown him the nation’s richest man, with an estimated net worth of $6.3 billion. Forbes magazine’s list of the wealthy placed his assets at a more modest $2.7 billion.

Just a month later, in November 2008, Beijing public security officers detained Mr. Huang on suspicion of “economic crimes.” In the ensuing 17 months, investigators accused him of bribing five senior tax and police officials, illegally converting 800 million renminbi, or $117 million, into foreign currency and insider trading involving the stock of a company in the city of Shenzhen that was said to have netted him about $45 million.

Perhaps a dozen prominent people were reported in the Chinese press to have been caught up in the investigation, including Xu Zongheng, a onetime mayor of Shenzhen; the former police chief and the former top anticorruption official in southeastern China’s Guangdong Province; the deputy public security chief in Shanghai; and a major investor in Neptune Group, a cruise line and casino operator based in Hong Kong.

The state-run Xinhua news service, the only news agency allowed to witness the trial, reported that Mr. Huang also was fined about $100 million and that the court ordered about $29 million of his assets seized. Mr. Huang’s wife, Du Juan, was also convicted of insider trading on Tuesday, the agency reported, and was sentenced to three years in prison and fined about $29 million.

Two of the firms Mr. Huang once ran, Gome Electrical Appliances Holdings and Beijing Pengrun Real Estate Development, were fined $730,000 and $176,000 for paying bribes.

Gome (pronounced Gwo-may) issued a statement saying it respected the court’s judgment and adding that “the amount won’t materially affect the company’s business operations or financial position.” Since its peak, Gome has closed hundreds of stores, and now has fewer than 700, but it remains profitable.

Mr. Huang, 41, resigned as chairman of Gome two months after his detention. The company stated that no corporate funds were embezzled or used to pay bribes.

Mr. Huang’s personal story had epitomized the can-do spirit and canny business acumen that have been trademarks of China’s swift rise to economic prominence. The younger of two brothers in a farming family in Guangdong Province, he was said in Chinese news reports to have spent part of his childhood trolling through trash bins for usable goods. He left school at 16 and, with his brother, opened the first Gome store in Beijing in 1987 with 4,000 renminbi they had earned as traveling salesmen in Inner Mongolia and a 30,000-renminbi loan.

“He came from Guangdong, an area rife with pirated goods, and went to Inner Mongolia, where almost everything was in short supply,” Wu Alun, who wrote a 2005 book about Mr. Huang, said in a telephone interview on Tuesday.

“That was where his first business ideas were formed: Take things from where they are plentiful to where they’re scarce.”

At its peak, Gome was China’s largest retail appliance chain, with 1,350 stores in more than 200 cities. Mr. Huang became fabulously wealthy by floating his company on the Hong Kong stock market in 2004, then investing in real estate and stock in mainland China.

But when he sought in 2006 to take over the troubled company that runs Zhongguancun, northern Beijing’s computer technology district, he attracted the attention of investigators. Days after Mr. Huang’s November 2008 detention, the Chinese Securities Regulatory Commission accused Mr. Huang of manipulating the price of stock in a company, Beijing Centergate Technologies, so that profits from share sales could be used to restructure the company.

Investigators later charged that Mr. Huang had paid about $680,000 in bribes to five top tax and police officials for help in tax disputes.

Mr. Huang’s rise, Mr. Wu said, may also have epitomized the corporate style in modern China, where seeking political favor and protection are sometimes viewed more as sharp business tactics than as acts of wrongdoing. The chances of being investigated, other analysts routinely say, often depend on whether one has fallen from political favor.

Still, investigations and convictions are visibly increasing. The English-language Global Times newspaper reported that 14 government officials at the ministerial or provincial levels were fired in 2009 for corruption, the most in the last three decades, and that the number of officials caught embezzling more than a million renminbi, or about $145,000, last year was up by nearly one-fifth from 2008.

Trading in Gome’s shares was suspended for some seven months after Mr. Huang’s detention but resumed about a year ago after a Boston private equity firm, Bain Capital, agreed to invest up to $423 million in the company in return for a minority stake. In August, Gome named three Bain executives to its board in a stated attempt to improve corporate governance, but the three were ousted from the board this week.

ĐỐI VỚI NGOẠI XÂM THÌ BẤT LỰC, ĐỐI VỚI DÂN LÀNH THÌ BẠO NGƯỢC

Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Vìệt Nam của ông Hồ Chí Minh đối với giặc thù ngoại xâm Trung Cộng thì bất lực, đối với dân lành thì bạo ngược. http://www.youtube.com/results?search_query=hs.ts.vn&aq=f